SỨC SÁNG TẠO VÔ HẠN CỦA TRANH TRỪU TƯỢNG

SỨC SÁNG TẠO VÔ HẠN CỦA TRANH TRỪU TƯỢNG

 

Kể từ lúc được khai sinh, tranh trừu tượng luôn là trường phái được chú ý, bàn tán, nghiên cứu. Sự khác biệt, nổi loạn trong từng tác phẩm của nó như một mồi lửa đánh thức cái tôi của riêng mỗi người, tạo nên nét riêng trong hội họa.

 

Sơ nét về tranh trừu tượng

Trường phái nghệ thuật trừu tượng là một phong trào nghệ thuật Mỹ thời hậu Chiến tranh Thế giới II. Đó là phong trào đặc biệt đầu tiên của Mỹ, nhằm đưa New York trở thành trung tâm của thế giới nghệ thuật Tây phương, vị trí bị Paris chiếm giữ trước đó.

Trường phái trừu tượng phát sinh trong Thế chiến II và bắt đầu được triển lãm trong vòng bốn mươi năm tại phòng trưng bày ở New York như Nghệ thuật của thế kỷ này.

304px-Kandinsky,_1913,_Sans_titre_(Etude_pour_Composition_VII,_Première_abstraction)

Bức tranh trừu tượng màu nước đầu tiên của Wassily Kandinsky

Mặc dù thuật ngữ "ấn tượng/trừu tượng" (Abstract) lần đầu tiên được áp dụng cho nghệ thuật Mỹ vào năm 1946, nó đã được sử dụng đầu tiên ở Đức vào năm 1919 trong tạp chí Der Sturm, liên quan đến trường phái biểu hiện trong hội họa Đức. Tại Hoa Kỳ, Alfred Barr là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ này vào năm 1929 khi nói về tác phẩm của Wassily Kandinsky.

anh15_102.png

Tác phẩm COMPOSITION VII của danh họa Wassily Kandinsky

Về mặt kỹ thuật, trường phái trừu tượng nhấn mạnh vào sự tự pháthoặc những thứ có sẵn trong tiềm thức. Đây là một bước đệm quan trọng để hình thành nên trường phái siêu thực sau này.

Một trong những dấu hiệu đầu tiên cho trường phái tranh trừu tượng là các tác phẩm "viết trắng"(White Writing) của Mark Tobey. Mặc dù “viết trắng” không được biết đến rộng rãi, nó vẫn được xem là một cách biểu hiện khái quát, tương đương với những bức tranh trừu tượng nhỏ giọt của Pollock .

anh15_103.png

Một trong những tác phẩm “viết trắng” của Mark Tobey (nguồn:mutualart.com)

 

anh15_104.png

Tác phẩm “Lavender Mist” của danh họa Jackson Pollock

(Nguồn: thehundreds.com)

 

Trường phái trừu tượng có nhiều điểm tương đồng về phong cách với các nghệ sĩ Nga đầu thế kỷ XX như Wassily Kandinsky.

Nhiều người cho rằng tranh trừu tượng giàu tính tự phát (khía cạnh vốn đượcxem là đặc trưng của trường phái trừu tượng), song, thực tế là hầu hết các bức tranh trừu tượng đều được tính toán rất cẩn thận, nhất là khi nó có kích thước lớn hơn các dòng tranh khác. Với các nghệ sĩ như Paul Klee, Wassily Kandinsky, Emma Kunz, và sau đó là Rothko, Barnett Newman và Agnes Martin, nghệ thuật trừu tượng rõ ràng mang hàm ý biểu hiện những ý tưởng liên quan đến tinh thần, vô thức và nội tâm.

pablo-picasso-abstract-paintings-abstract-artpablo-picasso-hd-wallpaper-background-images

Tranh trừu tượng của Pablo Picasso

Trong thời gian cuối những năm 1940,việc tiếp cận các tác phẩm của Jackson Pollock đã tạo một bước ngoặt và ảnh hưởng to lớn lên các họa sĩ thế shệ sau. Ở một khía cạnh khác, Pollock là một minh chứng hùng hồn rằng cuộc hành trình hướng tới thực hiện một tác phẩm nghệ thuật cũng quan trọng như những tác phẩm tranh nghệ thuật riêng của mình vậy.

anh15_106.png

Bức tranh “Số 5” (Number 5) của Jackson Pollock - 1 trong những bức tranh đắt nhất thế giới (nguồn:mentalfloss.com)

 

Sự sáng tạo của Pablo Picasso ở các lĩnh vực hội họa, điêu khắc trong gần một thế kỷ đãgóp phần hình thành chủ nghĩa tranh lập thể (Cubism), tạo sự ảnh hưởng nhất định lên những bức tranh cát của Navaho, chủ nghĩa siêu thực (Surrealism) của Jungian, và nghệ thuật vẽ tranh tường (Graffity) ở Mexico.

Pollock đã tái định nghĩa những trường phái khác nhau của nghệ thuật. Nhìn chung, trường phái trừu tượng đã mở rộng khả năng sẵn có của các họa sĩ để tạo ra các trường phái mới của nghệ thuật.

80x80_hoa_si_lam_diep___2500k.jpg

Tranh trừu tượng hiện đại

Giá trị của trường phái trừu tượng vượt ra ngoài giới hạn của sự hoàn hảo, là khởi nguyên chứ không phải sự kết thúc, là động trong tĩnh, ý thức từ cái hư vô, là sự hài hòa giữa cá nhân với xã hội, nội tâm bên trong và biển hiện bên ngoài.

 

Tại sao nên lựa chọn dòng tranh trừu tượng cho lối sống hiện đại?

Lối sống hiện đại là nơi đan xen giữa lắm điều phức tạp. Tuy trật tự xã hội đã được sắp xếp gọn gàng, giản đơn, nhưng lại khiến nội tâm con người nảy sinh nhiều phức tạp, mâu thuẫn. Đặc biệt, khác với xã hội phong kiến xưa “khắc kỉ, phục lễ” (kiềm hãm cái tôi để đi theo chuẩn mực xã hội), con người hiện đại mang trong mình ham muốn bộc lộ bản thân vô hạn và mạnh mẽ.

Chính vì những lẽ đó, ngày càng có nhiều người tìm đến tranh trừu tượng như một thú chơi hiện đại, vừa thể hiện đẳng cấp, sự sâu sắc trong tư duy, vừa gián tiếp phô diễn cái tôi của mình.

80x80 (2)

Tranh trừu tượng, với sức sáng tạo vô hạn của nó, đã và đang giúp nhiều người thể hiện sự khác biệt của mình. Sự đa dạng màu sắc, đường nét, nội dung khiến tranh trừu tượng dễ phù hợp với mọi không gian nội thất, tuy vẫn giữ vai trò điểm nhấn quan trọng cho không gian của người chơi tranh.

80x80 (1)

Trẻ trung, nổi loạn và phá cách, đó chẳng phải là lối sống mà phần lớn người trẻ lựa chọn cho mình? Nếu thật vậy, không có loại hội họa nào phù hợp với sự nổi loạn ấy hơn là trường phái tranh trừu tượng.

 

Thanh Xuân (Tổng hợp)